Chè hữu cơ

Mã sản phẩm 123000100071
Mã lô Chè hữu cơ
Ngày thu hoạch 15/08/2023
Hạn sử dụng 360 ngày
Đóng gói 0.1 kg
Sản xuất theo quy trình CĐ Hữu cơ
Cơ sở sản xuất Cơ sở trồng và chế biến chè hữu cơ Ông Văn Phong
Chè Hữu cơ Ông Phong được trồng theo quy trình hữu cơ của công ty Quế Lâm. Được sa chế thủ công đảm bảo hương vị đặc trưng, thơm ngon khi thưởng thức trà.
  • Công việc 1 : Làm đất Xem chi tiết 01-08-2019

    - Đất trồng cây trà xanh cần có độ tơi xốp nhất định, đảm bảo độ pH và nguồn nước thích hợp để thúc đẩy sự tăng trưởng của cây chè xanh. Thông thường, người ta hay dùng đất Multi để trồng cây trà làm cảnh.

    - Ghi chép:

  • Công việc 2 : Bón Lót Xem chi tiết 15-08-2019

    - Quy trình bón phân cho chè được thực hiện như sau: Bón lót: Rạch hàng sâu 40-50cm, bón 5 tấn phân chuồng. Lấp đất lại, để vài tuần rồi xuống giống

    - Ghi chép:

  • Công việc 3 : Xuống giống Xem chi tiết 17-08-2019

    - Hàng cách hàng 1,3 - 1,35m, cây cách cây 0,35 - 0,4m tương ứng với mật độ 20.000 - 22.000 cây/ha. Trên hàng chè đã bón lót, cuốc hố trồng sâu 20 - 25cm, đặt bầu chè theo một hướng xuôi chiều gió chính, lấp đất, nén đất đều xung quanh bầu sau đó lấp phủ lớp đất tơi trên cổ rễ. Trồng xong tủ cỏ, rác không có khả năng tái sinh hai bên hàng chè.

    - Ghi chép:

  • Công việc 4 : Bón Thúc Xem chi tiết 13-02-2023

    - Bón thúc phân chuồng cho chè.

    - Ghi chép:

  • Công việc 5 : Làm cỏ Xem chi tiết 19-04-2023

    - Làm cỏ cho chè. Dùng máy cắt cầm tay để làm cỏ cho chè.

    - Ghi chép:

  • Công việc 6 : Kiểm tra đồng ruộng Xem chi tiết 16-05-2023

    - Kiểm tra sự sinh trưởng và phát triển của chè

    - Ghi chép:

  • Công việc 7 : Thu hoạch Xem chi tiết 10-08-2023

    - Để làm ra được chè sạch này thì ngay từ những bước trồng trọt và chăm sóc ban đầu nguyên liệu phải được chọn lựa kỹ càng và đảm bảo không tồn dư thuốc bảo vệt thực vật hay dư lượng phân hóa học. Quy trình trồng theo hướng hữu cơ đảm bảo an toàn, đúng kỹ thuật, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và không sử dụng phân hóa học để bón cho cây chè. Tùy vào nhu câu của khách hàng đặt hàng mà cách thu hoạch sẽ khác nhau. Có thể hái 1 tôm hai lá non, 1 tôm 1 lá non hay 1 tôm. Mỗi loại sẽ tạo nên một hương vị đặc trưng riêng. Các búp chè sẽ được hái lần lượt để đảm bảo cho lứa tiếp theo được phát triển tốt nhất và chăm sóc được dễ dàng hơn. Ngắt chè dứt khoát. Lúc cầm không được nắm chặt sẽ làm gãy nát lá chề, khi chè hái đầy tay thì phải bỏ vào rổ đựng. Rổ đầy thì đổ vào bao lưới, không được đổ chè vào bao không thoát khí được sẽ làm mất phẩm chất chè. Tránh hái chè quá non hoặc quá già sẽ ảnh hưởng đến mùi vị và màu sắc nước chè.

    - Ghi chép:

  • Công việc 8 : Chế biến Xem chi tiết 10-08-2023

    - B1: Phơi chè Sau khi thu hái, chè được mang ra phơi mỏng để cho héo chè, giúp khô sương và thoát hết khí nóng ảm trong quá trình vận chuyển. Nên phơi ở nơi thoáng mát, tránh nắng, thoáng gió (có thể bật quạt), độ dày khi rải chè ra phơi không quá 15cm. Thời gian phơi chè từ 3h - 5h (không quá 10h đối với thời tiết mát <250C), cứ 1h – 1h30' thì rũ đảo chè một lần. Phải thực hiện cẩn thận để không làm dập nát chè (nên theo dõi thường xuyên tránh trường hợp phơi chè quá dày, gây hiện tượng nóng ôi chè, khi pha nước chè sẽ tối màu làm giảm phẩm chất chè). B2: Ốp chè Ốp chè hay còn gọi là giai đoạn diệt men. Người thực hiện sẽ cho khoảng 1kg lá chè tươi vào chảo gang nóng (khi cho vào nghe tiếng nổ lốp bốp là chảo gang đã đủ nhiệt). Chú ý: Chảo gang trước khi đưa vào ốp chè phải làm sạch (dùng cát sạch để đánh), sau đó dùng một nắm chè đảo trong lòng chảo để làm mất mùi chảo và làm sạch chảo. Kết thúc ốp chè (khoảng 3' – 5'), chè phải đạt đủ 4 yêu cầu sau đây mới gọi là thành công: - Có mùi thơm đặc trung của chè (thay cho mùi hăng lúc ban đầu); - Lá chè không còn màu xanh tươi mà chuyển sang màu xanh sẫm; - Lá chè mềm, dẻo, phần cuống non bẻ gập lại cũng không gãy; - Trên bề mặt lá hơi dính, chè không bị rời sau khi dùng tay nắm chặt lại rồi thả ra. B3: Vò chè Chè sau khi kết thúc quá trình diệt men sẽ bước vào quá trình vò chè. Việ này giúp cho lá chè cong và thon gọn lạ, khi khô cánh sẽ đẹp hơn. Tùy theo từng loại mà thời gian vò dao động trong khoảng từ 10' – 20'. Vò chè từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, thao tác tay phải nhẹ nhàng đều. Sau đó sẽ đem ra rũ tơi để chuẩn bị bước tiếp theo. Bước 4: Sao khô Đây là công đoạn mất nhiều thời gian và khó khăn nhất, vì người sao phải sao liên tục và là bước quan trọng nhất quyết định đến màu sắc và hương vị của chè. Chảo gang được làm nóng đến nhiệt độ phù hợp (dùng tay để cảm nhận), cho chè vào sao khô (cứ 3 - 4 mẻ ốp chè thì thực hiện 1 mẻ sao khô). Dùng dụng cụ sao chè đảo chè nhẹ nhàng, đồng thời giữ nhiệt độ ổn định cho chảo gang. Khi thấy cánh chè khô dần, dùng tay vừa đảo chè vừa vò tiếp chè (định hình) cho đến khi khô (cảm nhận nhiệt độ bằng tay từ 380C - 420C). Trong quá trình sao nếu thấy vụn chè nhiều thì đổ chè ra sàng loại bỏ những cánh chè nát vụn nhỏ, tránh làm cháy giảm phẩm chất chè. Khi thấy mốc chè (bụi trắng) thì chè sao đã đạt. Công đoạn này mất thời gian từ 30' – 40' để làm ra 600g – 700g chè khô. Bước 5: Lên hương chè Sau sao khô, đổ chè đã sao ra mẹt, sảy cám, làm sạch chè. Tiếp theo cho chè vào chảo gang (làm nóng ở nhiệt độ thích hợp, thấp hơn lúc sao khô) tiếp tục sao cho đến khi ngửi thấy hương thơm là chè đã đạt yêu cầu (thời gian lên hương khoảng 15' – 30').

    - Ghi chép:

  • Công việc 9 : Bao bì, tem nhãn Xem chi tiết 12-08-2023

    - Đóng gói, dán nhãn

    - Ghi chép:

Thông tin truy xuất
Lô sản xuất Chè hữu cơ
Diện tích 4000 m2
Người sản xuất Ông Văn Phong
Người ghi chép
Địa chỉ Thôn Nam Xuân, xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
Cơ sở sản xuất Cơ sở trồng và chế biến chè hữu cơ Ông Văn Phong
Quốc gia Việt Nam
Ảnh chứng chỉ
Đánh giá ngay
Đánh giá của bạn giúp người dùng có thêm tư vấn để lựa chọn sản phẩm